Đầy hơi có thể là dấu hiệu thầm lặng của một số bệnh lý nguy hiểm hoặc do lối sống không lành mạnh. Đầy hơi thường là triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa nên mọi người hay phớt lờ, không quan tâm nhiều. Chính vì vậy khi bạn xác định rõ nguyên nhân gây đầy hơi mới có thể giúp bạn lựa chọn phương án điều trị phù hợp và hiệu quả.
Tìm hiểu chung
Đầy hơi là gì?
Chứng đầy hơi hay còn gọi là hiện tượng lượng hơi được tích tụ đầy trong dạ dày và ruột, lúc này có thể bụng sẽ trương căng lên. Khí bắt đầu tích tụ trong đường tiêu hóa khi hệ tiêu hóa bắt đầu phân hủy thức ăn. Ngoài ra, khi vô tình nuốt không khí ở ngoài trong lúc ăn uống hoặc sinh hoạt có thể khí sẽ được tích tụ vào trong ruột.
Vì vậy, đầy hơi có thể không phải lúc nào cũng tạo ra từ ruột hoặc dạ dày. Sau khi ăn cảm giác nổi trội thường gặp là đau thắt ngực, ợ hơi. Khi ăn quá nhiều hoặc khó chịu, chứng đầy hơi có thể là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac hoặc không dung nạp lactose.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đầy hơi
Khi đầy hơi do quá trình phân hủy thức ăn không hoàn toàn thường ra ngoài đi ngược lên theo đường thực quản. Lúc này cơ thắt thực quản bị giãn ra, hơi được đẩy ra ngoài theo đường miệng hay còn gọi là hiện tượng ợ hơi.
Ngoài dấu hiệu ợ hơi thì người bị đầy hơi còn có các biểu hiện khác như bụng đau âm ỉ, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn (có thể do hẹp môn vị gây ứ đọng), táo bón hoặc phân lỏng. Bụng chướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần (ở người bình thường khí đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14 – 25 lần trong một ngày).
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ nếu các triệu chứng đầy hơi của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng như:
- Tần suất bị đầy hơi xảy ra thường xuyên gây cảm giác khó chịu.
- Đau nhói, hoặc cảm giác thắt chặt ở bụng dai dẳng và các cơn đau thay đổi vị trí.
- Các đợt tiêu chảy hoặc táo bón tái phát.
- Sụt cân không giải thích được.
- Trung tiện không tự chủ.
- Máu lẫn trong phân của bạn.
- Dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt nhiệt độ cao, nôn mửa, ớn lạnh, đau khớp và đau cơ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến đầy hơi
Một số nguyên nhân phổ biến sau dẫn đến chứng đầy hơi như:
- Một số thói quen ăn uống không lành mạnh dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi như dùng nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hoặc dùng nhiều đồ uống kích thích, nước ngọt có gas, cách ăn quá nhiều, nhanh, khi ăn nói chuyện, cười đùa.
- Do hệ thống vi khuẩn đường ruột bị rối loạn hệ tiêu hóa không đủ men để phân hủy thức ăn gây tích tụ hơi.
- Do các bệnh lý ở hệ tiêu hóa như bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày, bệnh giảm nhu động ruột làm khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đầy hơi
- Người có các vấn đề về bệnh lý mạn tính hoặc tâm lý thường xuyên chịu áp lực, stress có thể thúc đẩy tình trạng đầy hơi xảy ra nhiều hơn.
Nguy cơ
Những ai có nguy cơ mắc phải đầy hơi?
Ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng đầy hơi nhưng một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc chứng đầy hơi:
- Người gặp phải tình trạng dị ứng, không dung nạp một số thực phẩm như sữa bò, tinh bột.
- Người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường ăn nhanh, hay lạm dụng chất kích thích.
- Người gặp một số vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Trẻ em hệ tiêu hóa hay bị rối loạn nên dễ bị đầy hơi chướng bụng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đầy hơi
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đầy hơi, bao gồm:
- Cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng chất dinh dưỡng vượt ngưỡng yêu cầu.
- Sử dụng nhiều đồ uống kích thích, thói quen nhai kẹo cao su, hút thuốc lá.
- Thói quen nhai không kỹ khi ăn hoặc nói chuyện trong khi ăn.
- Căng thẳng và lo lắng.
- Cách ăn uống không đúng như nhai không kỹ, cười nói khi ăn hoặc ăn không đúng bữa.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, ung thư đại tràng, hội chứng ruột kích thích, kháng insulin, hệ vi sinh vật nấm men đường ruột phát triển quá mức hoặc thiếu men tiêu hóa…
- Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đầy hơi
Khi thăm khám tình trạng đầy hơi, bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân cơ bản để từ đó đề xuất cách điều trị hiệu quả làm. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và thói quen ăn uống của họ và tiến hành khám sức khỏe để xác định xem có bất kỳ căng chướng nào trong bụng hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng dụng cụ gõ vào bụng để lắng nghe âm thanh rỗng và kiểm tra khí.
Họ có thể hỏi về nhu động ruột, liệu có bị căng khi đi đại tiện không, có bị đau bụng sau bữa ăn không và tình trạng đầy hơi đã kéo dài bao lâu. Điều này có thể giúp quyết định xem bệnh nhân có thể mắc một tình trạng nào đó cần được điều trị hay không. Để bác sĩ có thể tốt bạn nên ghi nhật ký thực phẩm một thời gian trước khi đến gặp bác sĩ.
Trong các trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bổ sung để tìm ra nguyên nhân thật sự ẩn đằng sau tình trạng đầy hơi như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, ruột, chụp X-quang…
Phương pháp điều trị đầy hơi hiệu quả
Tùy vào trường hợp mức độ cũng như nguyên nhân gây tình trạng đầy hơi mà có thể sử dụng một số thuốc thường gặp trong việc điều trị đầy hơi, bao gồm:
- Thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc giảm triệu chứng đầy hơi ở mức độ nhẹ như simethicone (Gas-X, Phazyme), bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).
- Thuốc kê toa: Các loại thuốc kê toa thường sử dụng trong trường hợp bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn hệ vi sinh đường ruột, IBS.
- Ngoài ra, một số chất bổ sung cần thiết cho đường ruột như lactase làm giảm khí đối với các trường hợp không dung nạp lactose, hoặc chất alpha-galactosidase (Beano) giúp bạn tiêu hóa các loại đậu và rau để giảm tình trạng đầy hơi.
Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đầy hơi
Chế độ sinh hoạt:
- Bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu trong bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế áp lực, căng thẳng.
- Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng thuốc lá vì khi hút thuốc bạn sẽ nuốt nhiều lượng không khí vào cơ thể gây tình trạng kích ứng hệ tiêu hóa.
- Tư thế của bạn có thể ảnh hưởng đến trạng hơi trong cơ thể. Việc thay tư thế bằng cách ngồi thẳng lưng vừa tốt cho cột sống vừa giúp cơ thể giải phóng lượng hơi dư thừa.
- Vận động chơi thể thao, tập thể dục mỗi ngày có thể có ích trong việc lưu thông cơ thể, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng:
- Người có tình trạng khó tiêu đầy hơi khi ăn nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp họ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt để thức ăn bắt đầu tiêu hóa trong miệng.
- Đối với trường hợp người không tiêu thụ được lactose nên hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa hoặc chọn các sản phẩm sữa có hàm lượng lactose thấp.
- Gừng được coi là vị thuốc dân gian giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời cải thiện triệu chứng đầy hơi và chướng bụng.
- Bổ sung một số hệ men vi sinh cho đường ruột như Bifidobacterium, Lactobacillus giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Uống đủ nước trong ngày giúp hệ tiêu hóa lưu thông làm giảm tình trạng đầy hơi. Ngoài ra, bạn cần hạn chế nhai kẹo cao su và dùng nước ngọt có gas.
Phương pháp phòng ngừa đầy hơi hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng đầy hơi hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Bạn có thể tắm nước ấm hoặc dùng đệm nóng chườm lên bụng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giúp hệ tiêu hóa lưu thông tốt, giảm sự khó chịu, đầy hơi.
- Bạn nên hạn chế nuốt không khí từ ngoài vào, tránh các hoạt động làm tăng lượng không khí vào hệ tiêu hóa.
- Mỗi ngày bạn cần ghi chép lại nhật ký thực phẩm bạn ă để giúp tìm ra loại thực phẩm gây nên tình trạng đầy hơi. Khi loại thực phẩm có thể thúc đẩy tình trạng đầy hơi thì bạn cần hạn chế ăn ít nhất có thể hoặc tốt hơn là loại chúng ra khỏi danh sách thực đơn của bạn.
Nguồn tham khảo
- Nhsinform.scot.com: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/flatulence
- Medicalnewstoday.com: https://www.medicalnewstoday.com/articles/7622
- Healthline.com: https://www.healthline.com/health/gas-flatulence