Máu khó đông

Máu khó đông là một rối loạn xuất huyết di truyền phổ biến do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Mức độ thiếu hụt yếu tố quyết định xác suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết. Chảy máu vào các mô sâu hoặc khớp thường tiến triển trong vòng vài giờ sau chấn thương. Chẩn đoán bệnh thông qua các chỉ số cận lâm sàng như: Thời gian thromboplastin từng phần (PTT), thời gian prothrombin (PT) và số lượng tiểu cầu. Phương pháp điều trị cơ bản gồm: thay thế yếu tố đông máu bị thiếu và thuốc tiêu sợi huyết (ở một số trường hợp cụ thể).

Tìm hiểu chung

Máu khó đông là gì? 

Bệnh máu khó đông (Hemophilia) là một rối loạn có tính di truyền do thiếu hụt một số yếu tố đông máu dẫn đến vết thương hoặc vết cắt bị chảy máu lâu hơn bình thường. Tình trạng này có mức độ từ nhẹ đến nặng và trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có có thể bị mất nhiều máu và dẫn đến tử vong.

Bệnh máu khó đông được phân loại dựa trên các yếu tố đông máu chính liên quan đến bệnh bao gồm yếu tố VIII, IX và XI:

  • Hemophilia A là loại phổ biến nhất, bệnh nhân mắc loại này do không có đủ yếu tố đông máu VIII. Hầu hết bệnh nhân đều bị bệnh nặng biểu hiện bằng sự xuất huyết vào các khớp lớn như đầu gối hoặc hông.
  • Hemophilia B còn được gọi là bệnh Christmas, là do thiếu hụt yếu tố đông máu IX. Mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng.
  • Hemophilia C do thiếu hụt yếu tố XI.
error: Nội dung đã được bảo vệ !!
image chat