THÀNH PHẦN
Thành phần | Hàm lượng |
Domperidon | 10mg |
CHỈ ĐỊNH
Modom’S được chỉ định để điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.
DƯỢC LỰC HỌC
Modom’S với thành phần hoạt chất là domperidon, một chất kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn ói. Thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên không có ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, làm tăng biên độ mở rộng cơ thắt môn vị sau bữa ăn.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thuốc được hấp thu ở đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 30 phút. Thuốc chuyển hóa qua gan, ruột và đào thải theo phân và nước tiểu.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
CÁCH DÙNG
Modom’S chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn.
Nên uống Modom’S trước bữa ăn. Nếu uống sau bữa ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu.
Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định. Nếu bị quên 1 liều, có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc theo lịch trình như cũ. Không nên tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá một tuần.
LIỀU DÙNG
Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên):
Viên 10 mg, có thể dùng lên đến 3 lần/ngày, liều tối đa là 30 mg/ngày.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vi thành niên cân nặng dưới 35 kg:
Do cần dùng liều chính xác nên các dạng thuốc viên nén không thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35 kg.
Bệnh nhân suy gan:
Modom’S chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng (xem phần Chống chỉ định). Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.
Bệnh nhân suy thận:
Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc của Modom’S cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ LÝ
Trong trường hợp quá liều: gây lợi niệu thẩm thấu, rửa dạ dày, cần thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Nên theo dõi điện tâm đồ do có khả năng kéo dài khoảng QT.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn cảm thuốc. Xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học, thủng ruột. U tuyến yên tiết prolactin
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Giảm ham muốn, nổi mẫn và các phản ứng dị ứng khác.
Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú do tăng prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng liều cao kéo dài.
Rối loạn tim mạch.
Chưa rõ: loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch (xem mục Cảnh báo và thận trọng).
Báo cáo Phản ứng có hại
Báo cáo phản ứng có hại sau khi thuốc được cấp phép lưu hành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Cán bộ y tế cần báo cáo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
THẬN TRỌNG
Thận trọng ở bệnh nhân suy thận nặng. Không nên dùng cho bệnh nhân suy gan nặng.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Thuốc ức chế men CYP 3A4. Ketoconazole. Bromocriptine. Thuốc giảm đau nhóm opioid, tác nhân giãn cơ muscarinic. Cimetidine, famotidine, nizatidine hoặc ranitidine. Lithium.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai:
Tránh dùng thuốc cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú:
Domperidon bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0,1% liều theo cân nặng của mẹ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. Cần cân nhắc lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị cho mẹ để quyết định ngừng cho con bú hay ngừng/tránh điều trị bằng domperidon. Cần thận trọng trong trường hợp có yếu tố nguy cơ làm kéo dài khoảng QT ở trẻ bú mẹ.
KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Chưa có tài liệu về ảnh hưởng của thuốc đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc.
BẢO QUẢN
Nơi khô ráo, không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.