Viêm tắc tuyến lệ

Viêm tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hay toàn phần. Khi ấy, mắt của bệnh nhân sẽ dễ bị kích ứng hay nhiễm trùng mạn tính khi nước mắt không thể lưu dẫn bình thường dẫn tới chảy nước mắt sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tắc tuyến lệ và điều trị như thế nào?

Tìm hiểu chung

Viêm tắc tuyến lệ là gì? 

Nước mắt có vai trò quan trọng giúp đôi mắt được khỏe mạnh. Chúng giữ cho bề mặt nhãn cầu được sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ đôi mắt khỏi bị hư hại. Nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ ở góc ngoài của khóe mắt. Những tuyến lệ này sẽ chọn lọc một vài thành phần từ huyết tương để sản xuất ra nước mắt.

Viêm tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hay toàn phần. Khi ấy, mắt của bệnh nhân sẽ dễ bị kích ứng hay nhiễm trùng mạn tính khi nước mắt không thể lưu dẫn bình thường dẫn tới chảy nước mắt sống. Tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân cũng như độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tắc tuyến lệ

Một vài dấu hiệu thường gặp của viêm tắc tuyến lệ bao gồm:

  • Nước mắt chảy quá nhiều;
  • Đau và sưng ở góc trong của mắt;
  • Lòng trắng của mắt đỏ;
  • Có mủ hoặc chất nhầy ở khóe mắt;
  • Mí mắt đóng váng;
  • Mắt nhìn mờ.

Khi người bệnh bị viêm tắc tuyến lệ, những vi khuẩn không thoát ra khỏi túi lệ mũi có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh có thể gặp một vài triệu chứng sau:

  • Đau, đỏ và sưng ở những góc bên trong của mắt hoặc ở xung quanh mắt và mũi;
  • Khóe mắt xuất hiện chất nhầy hoặc mủ;
  • Lông mi đóng váng;
  • Mắt nhìn mờ;
  • Nước mắt có lẫn máu;
  • Sốt.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm tắc túi lệ

Khi bị viêm tắc tuyến lệ, nước mắt sẽ lưu thông kém và đọng lại ở trong hệ thống ống lệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm phát triển dẫn tới viêm. Bất cứ phần nào ở trong hệ thống ống lệ cũng có thể bị nhiễm trùng, viêm và rách ống lệ.

Đối với trẻ nhỏ, tình trạng viêm có thể lây sang hốc mắt, có thể gây một số biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ như: Áp xe não, nhiễm trùng máu, viêm màng não,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm tắc tuyến lệ

Nguyên nhân có thể dẫn tới viêm tắc tuyến lệ như là:

  • Chấn thương ở mũi hoặc mắt, như bị gãy mũi;
  • Bị viêm tắc tuyến lệ bẩm sinh;
  • Viêm xoang;
  • Phẫu thuật mũi hoặc xoang;
  • Có vật thể lạ ở trong ống dẫn lưu nước mắt;
  • Bị viêm hoặc nhiễm trùng;
  • Bị ung thư: Xuất hiện những khối u đè lên hệ thống dẫn lưu làm cản trở sự dẫn lưu nước mắt;
  • Tác dụng phụ của thuốc hóa trị và xạ trị ung thư.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm tắc tuyến lệ?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm tắc tuyến lệ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh, những người cao tuổi và phụ nữ thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm tắc tuyến lệ

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tắc tuyến lệ:

  • Viêm mắt mãn tính;
  • Người bị glaucoma đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp;
  • Vách ngăn bị lệch;
  • Đã từng phẫu thuật: Mắt, mũi, xoang,…
  • Viêm mũi hoặc viêm xoang;
  • Sử dụng thuốc hóa trị hoặc xạ trị.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tắc tuyến lệ

Chẩn đoán bệnh viêm tắc tuyến lệ bắt đầu bằng tiền sử bệnh và những triệu chứng lâm sàng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Kiểm tra hệ thống dẫn lưu của nước mắt: Bác sĩ sẽ bơm dịch vào hệ thống lệ đạo của người bệnh thông qua điểm lệ ở góc trong. Nếu lượng dịch không xuống được họng thì chứng tỏ người bệnh đã bị viêm tắc tuyến lệ.
  • Nhuộm Fluorescein: Bác sĩ sẽ nhỏ một giọt thuốc nhuộm vào mỗi mắt, sau đó nhấp nháy bình thường, nếu có một số lượng nước mắt đáng kể, cho thấy ống dẫn nước mắt đã bị tắc.
  • Xét nghiệm hình ảnh của mắt: Chụp X-quang, CT hoặc MRI để tìm ra vị trí cũng như nguyên nhân gây ra tắc nghẽn.

Điều này rất quan trọng để giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị hiệu quả

Việc điều trị viêm tắc tuyến lệ cần có sự kiểm soát của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc tuyến lệ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

  • Với trẻ bị viêm tắc tuyến lệ bẩm sinh: Bệnh thường sẽ tự khỏi sau khi trẻ được 1 tuổi, ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật massage ống dẫn lưu nước mắt cho trẻ.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc uống để điều trị.
  • Nếu ống dẫn nước mắt bị hẹp, bác sĩ có thể sử dụng một đầu dò nhỏ để mở rộng.
  • Viêm tắc tuyến lệ do chấn thương: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chờ một thời gian để theo dõi xem tình trạng bệnh có cải thiện khi vết thương đã lành hay không.
  • Giãn thông bằng ống thông có bóng: Bác sĩ sẽ dẫn một ống thông mỏng qua chỗ tắc nghẽn trong ống lệ, sau đó bác sĩ sẽ thổi phồng quả bóng nhỏ nhiều lần để giúp ống dẫn lệ được giãn ra.
  • Đặt stent hoặc ống nội khí quản: Phương pháp này được thực hiện khi đã gây mê toàn thân.
  • Phẫu thuật mở thông túi lệ: Được dùng để mở ra lối thoát cho nước mắt vào mũi.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến

Chế độ sinh hoạt:

  • Cần phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì một lối sống tích cực và hạn chế stress, căng thẳng.
  • Trong quá trình điều trị, khi gặp những điều bất thường nên liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe nên thăm khám định kỳ để giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu tình trạng bệnh của có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng ngừa hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế dụi tay vào mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác như bút kẻ mắt, khăn mặt,…
  • Trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh cần phải rửa tay sạch sẽ.
  • Nên tẩy trang kỹ vùng mắt sau khi trang điểm.
  • Tránh ra khói thuốc lá, nhất là trẻ nhỏ.
  • Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý sau khi ra ngoài môi trường bụi bẩn.
image chat

Xem trực tiếp XoilacTV hôm nay

jun88