Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là bệnh lây truyền bởi ve bị nhiễm bệnh. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh Lyme nếu bạn sống ở những khu vực nhiều cỏ và nhiều cây cối nơi bọ ve mang bệnh Lyme phát triển mạnh.

Tìm hiểu chung

Bệnh Lyme là gì? 

Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra.

B. burgdorferi được truyền sang người do vết cắn của ve chân đen hoặc ve hươu bị nhiễm bệnh. Con ve bị nhiễm bệnh sau khi ăn thịt hươu, nai, chim hoặc chuột bị nhiễm bệnh.

Một con ve phải hiện diện trên da trong khoảng thời gian 36 đến 48 giờ. Nhiều người bị bệnh Lyme không còn nhớ gì về vết cắn của ve. Các triệu chứng của bệnh Lyme có thể ảnh hưởng lên da, hệ thống thần kinh, tim và khớp.

Khi thấy có bọ chét trên bản thân, gia đình hoặc vật nuôi, bạn cần nhanh chóng dùng nhíp đầu nhọn gắp bỏ bọ chét. Nếu vị trí đó hiện mẩn đỏ, hãy đến cơ sở y tế ngay.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lyme

Những người bị bệnh Lyme có thể phản ứng với nó theo cách khác. Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

Mặc dù bệnh Lyme thường được chia thành ba giai đoạn:

  • Khu trú sớm;
  • Phổ biến sớm;
  • Phổ biến muộn.

Các triệu chứng các giai đoạn trên có thể trùng lặp. Một số người cũng sẽ biểu hiện trong giai đoạn bệnh muộn hơn mà không có các triệu chứng của bệnh sớm hơn. Bệnh thường khởi đầu bằng vết mẩn đỏ ở tại vết cắn hoặc nơi bị bọ chét bám dính. Sau đó, mẩn đỏ lan rộng dần và trắng ở giữa trở thành dát đỏ. Dát đỏ có thể tăng kích thước và cuối cùng phát triển trông như “mắt bò” với vùng trung tâm không màu. Cùng với mẩn đỏ, các triệu chứng như nhiễm cúm, như sốt, đau đầu, mệt mỏi, cổ gượng, đau cơ và khớp, sung hạch có thể xuất hiện. Những triệu chứng này có thể tồn tại từ vài ngày đến vài tuần. Dát đỏ hoặc triệu chứng như nhiễm cúm thường xuất hiện trong vòng một tháng sau khi bị ve cắn.

Có đến 60% người mắc bệnh Lyme nhưng không được điều trị đã mắc chứng viêm khớp (sưng viêm các khớp), khỏi rồi lại tái phát, thường ở đầu gối, khuỷu tay và cổ tay. Bên cạnh đó, bệnh Lyme cũng có thể làm thay đổi nhịp tim.

Nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển những triệu chứng khác trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi dát đỏ xuất hiện.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Lyme

Các biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh Lyme tiến triển nặng:

  • Viêm khớp mãn tính, đặc biệt là ở đầu gối.
  • Các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như liệt mặt và bệnh thần kinh.
  • Khiếm khuyết về nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ bị suy giảm.
  • Nhịp tim bất thường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lyme

Người bị nhiễm bệnh Lyme do bị bọ ve cắn. Một số người bị bệnh sau khi chà nát ve bằng tay bởi vì dịch của ve day vào vết cắn hoặc vết trầy xước trên da.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh Lyme?

Ai cũng có thể bị bệnh Lyme, đặc biệt nếu họ ở lây ngoài trời nơi có ve bị nhiễm bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh Lyme

Không che kín các vùng da hở, ve rất dễ bám lên da.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Lyme

Bác sĩ chẩn đoán bệnh Lyme dựa trên bệnh sử, triệu chứng của bệnh nhân và thăm khám toàn thân. Bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm xác định kháng thể chống vi khuẩn, xét nghiệm ELISA, xét nghiệm Western blot,…

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA) được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại B. burgdorferi.

Western blot được sử dụng để xác nhận xét nghiệm ELISA dương tính. Nó kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể đối với các protein B. burgdorferi cụ thể.

Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) được sử dụng để đánh giá những người bị viêm khớp Lyme dai dẳng hoặc các triệu chứng hệ thần kinh. Nó được thực hiện trên dịch khớp hoặc dịch não tủy (CSF). Xét nghiệm PCR trên CSF để chẩn đoán bệnh Lyme không được khuyến cáo thường quy do độ nhạy thấp. Xét nghiệm âm tính không loại trừ chẩn đoán. Ngược lại, hầu hết mọi người sẽ có kết quả PCR dương tính trong dịch khớp nếu được xét nghiệm trước khi điều trị bằng kháng sinh.

Phương pháp điều trị bệnh Lyme hiệu quả

Bệnh Lyme được điều trị tốt nhất trong giai đoạn đầu. Điều trị bệnh khu trú sớm là một đợt kháng sinh uống từ 10 đến 14 ngày đơn giản để loại bỏ nhiễm trùng.

Có thể điều trị bệnh Lyme bằng các loại kháng sinh: Tetracycline, doxycycline và penicillin (nhưng chỉ có penicillin được dùng cho trẻ dưới 7 tuổi). Bệnh Lyme cần được điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng hơn sau này.

Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) được sử dụng cho một số dạng bệnh Lyme, bao gồm cả những bệnh có liên quan đến tim hoặc hệ thần kinh trung ương (CNS).

Sau khi cải thiện và kết thúc quá trình điều trị, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường sẽ chuyển sang chế độ uống. Quá trình điều trị hoàn chỉnh thường mất từ ​​14 đến 28 ngày.

Viêm khớp Lyme, một triệu chứng giai đoạn cuối của bệnh Lyme có thể xuất hiện ở một số người, được điều trị bằng kháng sinh uống trong 28 ngày.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Lyme

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món chiên nhiều dầu mỡ.

Phương pháp phòng ngừa bệnh Lyme hiệu quả

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh Lyme là tránh những vùng có thể có nhiều bọ chét sinh sống, đặc biệt là những khu vực cây cối rậm rạp, có cỏ mọc dài.

Khi ở trong khu vực nhiều cây cối hoặc cỏ, hãy mang giày, quần dài nhét vào trong tất, áo sơ mi dài tay, đội mũ và đeo găng tay. Cố gắng bám vào những con đường mòn và tránh đi qua những bụi cây thấp và cỏ dài.

Sử dụng chất đuổi côn trùng. Bôi thuốc chống côn trùng có nồng độ DEET 20% hoặc cao hơn lên da của bạn. Cha mẹ nên bôi thuốc xua đuổi cho trẻ, tránh tay, mắt, miệng.

Dầu bạch đàn chanh đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ tương tự như DEET ở nồng độ thấp chống lại muỗi và có thể hữu ích đối với bọ ve nếu bạn không có thuốc chống côn trùng truyền thống. Nó cũng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Hãy nhớ rằng hóa chất xua đuổi có thể độc hại, vì vậy hãy làm theo hướng dẫn cẩn thận. Bôi các sản phẩm có permethrin lên quần áo hoặc mua quần áo đã được xử lý trước.

Thường xuyên cắt cỏ.

Kiểm tra quần áo, bản thân, con cái và vật nuôi của bạn để tìm bọ ve. Đặc biệt cảnh giác sau khi dành thời gian ở những khu vực nhiều cây cối hoặc cỏ.

Bạn nên tắm ngay sau khi vào nhà. Bọ ve thường lưu lại trên da bạn hàng giờ.

Tất cả ve nên bị loại bỏ ngay khi có thể. Cách tốt nhất là dùng cái nhíp để gắp ve kề sát da nhất có thể và kéo thẳng ve lên. Không nên bóp nát ve khi bỏ nó ra. Không dùng tay không bắt ve. Rửa tay sau khi loại bỏ ve. Sau khi loại bỏ ve, nhúng chúng vào rượu hoặc dầu hỏa và giữ lại trong trường hợp bị bệnh, có thể đem cho bác sĩ xem hoặc đem đến sở y tế để định danh.

Nguồn tham khảo

  1. https://www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0008/246167/Fact-sheet-Lyme-borreliosis-Eng.pdf
  2. https://www.bmj.com/content/bmj/369/bmj.m1041.full.pdf
  3. https://www.nice.org.uk/guidance/ng95/resources/lyme-disease-pdf-1837756839877
  4. https://www.cdc.gov/lyme/resources/brochure/lymediseasebrochure-P.pdf
  5. https://www.msdmanuals.com/vi/chuy
  6. https://www.occhd.org/application/files/3115/1086/8795/Lyme_Disease_Fact_Sheet_-_Large_Print_Vietnamese.pdf
image chat

Xem trực tiếp XoilacTV hôm nay

jun88