Hôn mê gan

Loét tiêu hóa là bệnh không khó để điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp không điều trị dứt điểm sẽ làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa và sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, tuân thủ việc điều trị theo lời dặn của bác sĩ và thường xuyên rèn luyện sức khỏe giúp bệnh nhân mau khỏi và tránh bệnh tái phát.

Tìm hiểu chung

Hôn mê gan là gì?

Hôn mê gan còn có tên gọi khác là bệnh não gan, hình thành do bệnh gan mạn tính nặng dẫn đến suy giảm chức năng não. Khi này, gan không có khả năng loại bỏ độc tố khỏi máu, gây tích tụ độc tố (NH3…) và dẫn đến tổn thương não.

Bệnh não gan được chia thành 2 loại là:

  • Cấp tính: Bệnh phát triển từ bệnh gan nặng.
  • Mạn tính: Bệnh có thể tồn tại dai dẳng hoặc bị tái phát nhiều lần.

Theo tiêu chuẩn West Haven, hôn mê gan có 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Các triệu chứng rất ít.
  • Giai đoạn 1: Các triệu chứng nhẹ (giảm thời gian chú ý, mất ngủ, ngủ lịm…).
  • Giai đoạn 2: Các triệu chứng ở mức độ trung bình (mất phương hướng, hôn mê…).
  • Giai đoạn 3: Các triệu chứng nghiêm trọng (không thể thực hiện các công việc đơn giản, bối rối, thay đổi tính cách…).
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này được đặc trưng bởi hôn mê.

Triệu chứng

Những ai có nguy cơ mắc bệnh hôn mê gan?

Gan bị hủy hoại trên 80% tế bào gan sẽ dẫn đến hôn mê gan. Nếu xuất hiện các yếu tố sau cũng tăng nguy cơ mắc bệnh hôn mê gan:

  • Chảy máu tiêu hóa.
  • Giảm khối lượng máu tuần hoàn.
  • Táo bón lâu ngày.
  • Ăn nhiều protein.
  • Dùng thuốc an thần gây mê hoặc các thuốc lợi tiểu mạnh.
  • Chọc tháo cổ trướng nhiều.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Mất nước.
  • Có các vấn đề về thận.
  • Nồng độ oxy trong cơ thể thấp.

Tác động của Hôn mê gan đối với sức khỏe 

Ở giai đoạn nhẹ, hôn mê gan có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng các triệu chứng sẽ từ từ tăng dần lên ở các giai đoạn sau. Khi đó, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động và sinh hoạt bình thường. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nhanh tiến triển theo chiều hướng xấu, dẫn đến mất ý thức và hôn mê.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hôn mê gan

Bệnh não gan khi tiến triển có thể dẫn đến các biến chứng như tăng áp lực nội sọ, thoát vị não, sưng não, suy nội tạng, gây mất ý thức và hôn mê.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hôn mê gan

Bệnh não gan cấp tính:

  • Viêm gan do virus cấp tính.
  • Viêm gan nhiễm độc do tiếp xúc với rượu, hóa chất, thuốc hoặc thực phẩm bổ sung.
  • Hội chứng Reye (hiếm gặp) gây sưng, viêm đột ngột gan và não.
  • Bệnh não gan cấp tính cũng có thể là một dấu hiệu của suy gan thời kỳ cuối.

Bệnh não gan mạn tính:

  • Do tái phát nhiều lần: Bị xơ gan nặng hoặc sẹo gan.
  • Bệnh tồn tại dai dẳng: Không đáp ứng với điều trị và có tình trạng thần kinh vĩnh viễn (rối loạn co giật, chấn thương tủy sống…).

Ngoài ra, bệnh còn có thể do các nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng (viêm phổi…).
  • Rối loạn chức năng thận.
  • Mất nước.
  • Thiếu oxy.
  • Dùng các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, ức chế hệ thần kinh trung ương (barbiturat, benzodiazepine…).
  • Ăn quá nhiều protein.
  • Mất cân bằng điện giải, đặc biệt là sự giảm kali .

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải hôn mê gan?

Người có bệnh gan và các tổn thương về gan.

Người bị nhiễm trùng nặng.

Người có các vấn đề về thần kinh như co giật…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hôn mê gan

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hôn mê gan, bao gồm:

  • Suy thận (do giảm khả năng thanh thải ure, amoniac và các hợp chất chứa nitơ khác).
  • Xuất huyết tiêu hóa (do làm tăng hấp thu amoniac và nitơ từ ruột, đồng thời dẫn đến giảm tưới máu thận và suy giảm chức năng thận).
  • Bị táo bón kéo dài (làm tăng sự sản xuất và hấp thụ amoniac của ruột).

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hôn mê gan

Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng các tế bào máu, nồng độ các chất điện giải.

Xét nghiệm chức năng gan (nồng độ men gan…).

Chụp CT, MRI, điện não đồ (EEG) để kiểm tra xem có xuất huyết não hay các bất thường trong não hay không.

Phương pháp điều trị hôn mê gan hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp có viêm nhiễm: Dùng thuốc kháng sinh (rifaximin, neomycin…).
  • Thuốc nhuận tràng (dung dịch uống lactulose…) để loại bỏ độc tố ra ngoài theo đường phân.
  • Một số thuốc hỗ trợ thanh thải amoni như L – ornithine L – aspartate, L – carnitine, kẽm, natri benzoat, natri phenylbutyrat, natri phenylacetat, glyxerol phenylbutyrat.
  • Trường hợp bệnh nhân bị khó thở, có thể cần phải sử dụng máy thở.
  • Cân nhắc ghép gan ở bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn cuối.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hôn mê gan

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
  • Thường xuyên rèn luyện thể thao, kết hợp với việc ăn ngủ đúng giờ để cải thiện sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Không ăn quá nhiều chất đạm, chỉ ăn lượng vừa đủ (thịt gia cầm, thịt đỏ…).
  • Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo.
  • Không uống rượu bia hoặc ăn/uống các chất kích thích.

Phương pháp phòng ngừa hôn mê gan hiệu quả

Giảm nguy cơ mắc bệnh gan là cách phòng ngừa Hôn mê gan hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Hạn chế uống rượu bia.
  • Tránh thức ăn giàu chất béo.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Không dùng chung kim tiêm với người khác để tránh bị lây nhiễm các virus viêm gan và các bệnh khác.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc gần với những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan virus.
  • Tiêm phòng viêm gan virus A, B, C.

Nguồn tham khảo

  1. https://emedicine.medscape.com/article/186101-overview
  2. https://my.clevelandclinic.org/
  3. https://www.healthline.com/health/hepatic-encephalopathy-2
image chat

Xem trực tiếp XoilacTV hôm nay

jun88